Khi cơ quan bảo hiểm xã hội có quyết định thanh kiểm tra BHXH, BHYT, BHTN tại doanh nghiệp thì DN cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan để việc kiêm tra được xuôn sẻ cũng như có những giải trình kịp thời cho đoàn thanh tra.
Luật BHXH mới nhất hiện nay để làm căn cứ:
- Luật BHXH số 58/2014/QH13
- Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH
- Luật BHYT sửa đổi số 46/2014/QH13
- Luật lao động số 10/2012/QH13
- Nghị định Số: 21/2016/NĐ-CP về thanh kiểm tra BHXH
Căn cứ vào NĐ 21 thì thanh kiểm tra BHXH, BHYT, BHTN sẽ tập trung vào 3 nội dung:
+ Đối tượng đóng.
+ Mức đóng.
+ Phương thức đóng.
Đối tượng bị thanh kiểm tra: cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng tại VN có liên quan tới hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN).
Thẩm quyền thanh tra: có 2 cấp được thực hiện thanh tra chuyên ngành, gồm: BHXH VN và cơ quan BHXH cấp tỉnh.
Trước khi xuống kiểm tra tại đơn vị mình thì cơ quan BHXH sẽ có thông báo tới doanh nghiệp như sau:
THÔNG BÁO THANH KIỂM TRA BHXH, BHYT, BHTN TẠI DOANH NGHIỆP

Đồng thời có thông báo:
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thanh tra BHXH, BHYT, BHTN như sau:

Ngoài ra tùy vào đặc điểm của đơn vị mà cơ quan BHXH có yêu cầu chuẩn bị những hồ sơ khác nhau.
Dưới đây là chia sẻ của 1 bạn về thanh tra BHXH tại đơn vị mình:
"Cách đây 1 tuần mình cũng mới bị kiểm tra, họ đã yêu cầu chuẩn bị:
- Giấy phép ĐKKD (công chứng)
- Bảng lương (6 tháng gần nhất)
- Hợp đồng LĐ, Khai trình sử dụng LĐ, Hệ thống thang lương BL
- Chứng từ nộp tiền
- Thông báo kết quả đóng BH
- Giấy ủy quyền (nếu ko có giám đốc ký)
Còn về đăng ký trễ, bạn có thể nói NV đó thử việc hay cộng tác viên nên ko đăng ký. Còn ko thì bị truy thu tiền thôi, không sao cả".
Những doanh nghiệp dễ bị thanh tra BHXH khi có những dấu hiệu như sau:
- Lương lao động hưởng chế độ thai sản cao trong khi thời gian đóng ít => nghi ngờ gửi hồ sơ để hưởng thai sản
- Không báo tăng mức đóng BHXH kịp thời theo mức lương tối thiểu vùng
- Nợ đọng tiền đóng BHXH...
- Doanh nghiệp rất hay mắc lỗi về việc đăng ký thang bảng lương. Vì vậy bạn cần xem: Hồ sơ đăng ký thang bảng lương năm 2020
Lưu ý: Người xuống thanh tra BHXH phải đảm bảo yêu cầu:
- Tốt nghiệp đại học thuộc ngành phù hợp
- Nắm vững quy định chuyên môn và có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có ít nhất 1 năm chuyên môn liên quan tới hoạt động đóng BHXH, BHYT, BHTN (không kể thời gian tập sự).
- Có trang phục và thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam..