Giới thiệu phương pháp tính và hạch toán giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất theo thông tư 133 và thông tư 200 mới nhất hiện nay.
Mỗi doanh nghiệp có lĩnh vực sản xuất khác nhau và sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau do vậy bạn muốn làm tốt được loại hình DN sản xuất bạn cần quan tâm đến vấn đề sau:
I. Tìm hiểu về sản phẩm
1. Cấu tạo của sản phẩm: Thành phẩm cấu tạo nên SP gồm những loại vật liệu nào.. Cái não là vật liệu chính cái nào là vật liệu phụ. Vi sao? phải hiểu được cấu tạo SP mục đích là để XD định mức NVL cho phù hợp vào bảo vệ được ĐM NVL khi giải trình
2. Dây truyền để sx ra sản phẩm: Phải biết được một loại SP khi sx ra thif nó phải qua mấy công đoạn. Đến công đoạn nào là bán sản phám (tức là sau 1 quá trình sx thì sản phẩm này có thể đem bán được ngay và đã sử dụng được nó, hoặc có thể lại chuyển đến công đoạn sau tiếp tục sx để tạo ra một sản phẩm hoãn chỉnh để nhập kho) đây là thực tế sx tại DN.
VD: Như DN sx dây và cáp điện... Tại sao? Phải biết và hiểu rõ về dây truyền sx ra SP mục đích để xây dựng chi phi tiền lương nhân công cho phù hợp với từng công đoạn sx, là Bán Thành phẩm hay Thành Phẩm để có cơ sở khi giải trình và bảo vệ chi phi hợp lý về chi phi tiền lương nhân công.
II. Xây dựng định mức nguyên vật liệu
1. Thực tế để sx sản phẩm trước hết xây dựng định mức tiêu hao NVL trực tiếp để sản xuất ra từng loại sản phẩm. Nhưng Theo TT 96/2015 đã bỏ không yêu cầu phải XD định mức NVL trực tiếp theo Điểm mới TT 96/2015. (mục 4.3).
2. Kế toán thuế vẫn nên XD định mức tiêu hao NVL và lưu vào hồ sơ để khi cần vẫn phải giải trình với Cơ Quan Thuế.
3. Cần xây dựng được định mức thì mới cân đối được chi phi cho phù hợp, để tránh tình trạng cùng một loại sản phẩm sản xuất nhưng vật tư tiêu hao không ổn định (Chủng ta sẽ không có cách giải trình hợp lý và không thuyết phục được với cơ quan thuế về vấn đề này tức là là Cùng một loại sản phảm sx có kích thước, hình dáng, chất lượng chủng loại như phau nhưng vật tư tiêu hao lại khác nhau.).
4. Khi không giải trinh được thì Cán bộ thuế sẽ có quyền sẽ lấy SP có định mức thấp nhất áp cho DN, và chi phi NVL của DN sẽ bị xuất toán.
III. Quy trình sản xuất
Mua nguyên vật liệu về nhập kho -> xuất NVL ra để sản xuất SP -> kết hợp Chi phi CNTT và Chi phí sx chung -> SP hoàn thành -> Nhập kho Thành phẩm -> Xuất bán thành phẩm.
IV. Tập hợp chi phi sản xuất tính giá thành
Theo TT 133/2016/TT-BTC
Bước 1: Tập hợp CP nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Nợ TK 1541
Có TK 152
Xuất đích danh cho từng SP sản xuất (khi hạch toán trên PM thì phải chọn luôn KMCP: Nguyên vật liệu trực tiếp, chọn đối tượng tập hợp chi phí: SPA)
Bước 2: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (Bao gồm tiền lương và các khoản BH trích theo lương)
Nợ TK 1542
Có TK 334,338
Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp nếu đích danh được cho từng SP thì chọn khoản mục chi phí và đối tượng tập hợp chi phí giống như NVL trực tiếp.
Nếu không đích danh được thì ta để lại phân bổ
Bước 3: Tập hợp chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Lương và các khoản trích theo lương nhân viên của bộ phận quản lý sx.
+ Công cụ dụng cụ xuất dùng cho sx
+ Chi phí khấu hao
+ Chi phí khác bằng tiền
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
...
Nợ TK 1543
Có TK 334,338,153,242,214,111,331...
Bước 4: Phân bổ chi phí NCTT (TK 1542) nếu không đích danh được cho SP, phân bổ phi phí sx chung (TK 1543)
Do chi phí NCTT và chi phí sxc không đưa đích danh vào cho từng SP sản xuất được.
Do vậy phải phân bổ chúng cho từng sản phẩm theo tiêu thức Nguyên vật liệu trực tiếp
CP CNTT cho từng loại SP = Tổng CP CNTT / Tổng CP NVLTT x CP NVLTT từng loại SP
CP sxc cho từng loại SP = Tổng CP sxc / Tổng CP NVLTT x CP NVLTT từng loại sản phẩm
Bước 5: Tính giá trị SP DD cuối kỳ.
Đánh giá SP dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp
Giá trị SP dở dang cuối kỳ (DCK) = [DĐK(NVL) + CPVLC] / [ QTP + QD] x QD
Trong đó:
DCK và DDK: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
CPVLC: Chi phí NVL trực tiểp phát sinh trong kỳ
QTP: Số lượng Thành phẩm hoàn thành trong kỳ
QD: Số lượng Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Lưu ý: Thường bên thuế ít khi để giá trị sản phẩm dở dang này. Mà SX ra thành phẩm để tồn kho và sang đầu kỳ sau nếu chưa kịp sx mà đã bán hàng thì có luôn lượng TP tồn trong kho để xuất bản luôn và không bị âm kho.
Bước 6: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị SP dở dang đầu kỳ (DDK) + CP phát sinh trong kỳ - Giá trị SP dỡ dang cuối kỳ (DCK)
Lưu ý: Nếu DN không có SP dở dang thì giá thành sản phẩm bằng toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm Được tập hợp trên TK 154 chi tiết cho từng sản phẩm.
Bước 7: Nhập kho Thành phẩm Hoàn thành:
Nợ TK 155
Có TK 154
THEO TT 200/2014/TT-BTC
Bước 1: Tập hợp CP nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Nợ TK 621
Có TK 152
Xuất đích danh cho từng sản phẩm. Khi hạch trên phần mềm thì phải chọn luôn KMCP. Nguyên vật liệu rực tiế chọn đối tượng tập hợp chi phí: SPA)
Bước 2: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (Bao gồm tiền lương và các khoản BH trích theo lương)
Nợ TK 622
Có TK 334, 33S
Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp nếu đích danh được cho từng SP thì chọn khoản mục chi phí và đối tượng tập hợp chi phí giống như NVL trực tiếp.
Nếu không đích danh được thì ta để lại phân bổ
Bước 3: Tập hợp chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Lương và các khoản trích theo lương nhân viên của bộ phận quản lý sx,
+ Công cụ dụng cụ xuất dùng cho sx
+ Chi phi khảu hao
+ Chi phi khác bằng tiền
+ Chi phi dịch vụ mua ngoài
...
Nợ TK 627 (Chi tiết từ 6271 -> 6278 tương ứng)
Có TK 334,338,153, 242,214, 111,331 ..
Bước 4: Phân bổ chi phí NCTT (TK 622) nếu không đích danh được cho SP, phân bổ chi phí sx chung (TK 627)
Do chi phí NCTT và chi phi sxc không đưa đích danh vào cho từng SP sản xuất được. Do vậy phải phân bổ chúng cho từng sản phẩm theo tiêu thức Nguyên vật liệu trực tiếp
CP CNTT cho từng loại SP = Tổng CP CNTT / Tổng CP NVLTT x CP NVLTT từng loại SP
CP sxc cho từng loại SP = Tổng CP sxc / Tổng CP NVLTT x CP NVLTT từng loại SP
Bước 5: Kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 154
Nợ TK 154
Có TK 621. 622, 627
Bước 6: Tính giá trị SP DD cuối kỳ.
Đánh giá SP dở dang theo chi phi NVL chính trực tiếp
Giá trị SP dở dang cuối kỳ (DCK) = [ DĐK(NVL) + CPVLC] / [ QTP + QD] x QD
Trong đó:
DCK và DDK: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
CPVLC: Chi phi NVI trực tiếp phát sinh trong kỳ
QTP: Số lượng Thành phẩm hoàn thành trong kỳ
QD: Số lượng Sản phấm dở dang cuối kỳ
Lưu ý: Thường bên thuế ít khi để giá trị sản phẩm dở dang này. Mà sx ra thành phẩm tồn kho và sang đầu kỳ sau nếu chưa kịp sx mà đã bán hàng thì có luôn lượng TP tồn trong kho để xuất bán luôn và không bị âm kho.
Bước 7: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị dở SP dang đâu kỳ (DDK) + CP phát sinh trong kỳ - Giá trị SP dở dang cuối kỳ (DCK)
Lưu ý: Nếu DN không có SP dở dang thì giá thành sản phẩm bằng toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm Được tập hợp trên TK 154 chi tiêt cho từng sản phẩm.
Bước 8: Nhập kho Thành phẩm Hoàn thành:
Nợ TK 155
Có TK 154
Các trường hợp cần lưu ý khi tính giá thành:
1. Không hạch toán vào TK 154 các chi phí sau:
+ Chi phi quản lí bán hàng
+ Chi phi quản lý DN
+ Chi phi tài chinh
+ Chi phi khác
+ Chi phi thuế TNDN
2. Các DN có sản phẩm phụ hoặc phế liệu thu hồi (Bán được) để làm giảm chi phí giá thành phải tính nhập lại kho thu hồi trước khi thực hiện bước tinh giá thành SP
3. Chi phí Nguyên vật liệu, chi phí nhân công, và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, các chi phí này không được tính vào giá trị hàng tôn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.