Khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm y tế thì sẽ được cấp thẻ BHYT dùng để đi khám, chưa bệnh và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định.
Tuy nhiên trong quá trình bảo quản nhiều người bị mất thẻ bhyt, người thì bị hỏng thẻ, rách, nát mất chiếc thẻ BHXH. Việc thẻ BHXH bị mất, bị hỏng sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người sở hữu khi đi khám chữa bệnh.
Trong trường hợp này chúng ta cần tiến hành làm lại thẻ BHXH.
1. Quy định về việc cấp thẻ BHYT lần đầu, cấp lại thẻ BHYT như sau:
"- Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
- Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ."
Điều 17 + 18 luật BHYT 2008
Như vậy người có thẻ BHYT bị mất, bị hỏng cần làm đơn đề nghị cấp lại thẻ để được cấp lại.
2. Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 của QĐ 595/QĐ-BHXH
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời gian cấp lại thẻ BHYT
* Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
* Cấp lại, đổi thẻ BHYT:
+ Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 30 của QĐ 595/QĐ-BHYT
Theo luật BHYT 2008 và luật BHYT sửa đổi 2014 thì thời gian cấp lại thẻ BHYT là 07 ngày.
4. Phí cấp lại thẻ BHYT
Theo điều 1 của luật BHYT sửa đổi 2014
"Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.”
Tuy nhiên điều này đã được bãi bỏ bởi Điều 23 của Luật Phí và Lệ phí 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017
Theo điều 02 của TT 19/2010/TT-BTC (hết hạn 01/01/2017)
"Mức thu phí cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế quy định như sau:
+ Phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế: 4.000 đồng/thẻ;
+ Phí đổi thẻ bảo hiểm y tế: 2.000 đồng/thẻ."
Các chú ý quan trọng:
Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
+ Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
+ Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
+ Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Xem thêm: Những điều cần biết về thẻ bảo hiểm y tế
>>> Mức đóng BHXH năm 2020 mới nhất