Thanh kiểm tra bhxh, bhyt, bhtn, tnlđ... là việc khá phổ biến hiện nay. Việc thanh kiểm tra này được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất tùy thuộc vào tình hình thực tế mà cơ quan BHXH ra quyết định.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình thanh kiểm tra BHXH, sau đây Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn chi tiết cho các bạn.
1. Nội dung của thanh tra, kiểm tra bhxh
a. Nội dung TTCN về đóng BHXH, BHTN, BHYT: Đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHXH, BHTN, BHYT.
b. Nội dung kiểm tra:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH Việt Nam về BHXH, BHTN, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động và cá nhân; công tác quản lý, thực hiện chi trả, thanh quyết toán các chế độ BHXH, BHTN, BHYT;
- Việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật đối với các đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT; đại diện chi trả BHXH; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
- Công tác phòng chống tham nhũng; việc chấp hành các quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của công chức, viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thống BHXH Việt Nam;
- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy định của pháp luật và của Ngành đối với cá nhân, tổ chức trong hệ thống BHXH Việt Nam;
- Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
c. Các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra.
Theo điều 17 của QĐ 1518/QĐ-BHXH
2. Quy trình thanh tra, kiểm tra bhxh
B1: Thu thập thông tin để ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra
B2: Ra quyết định thanh tra, kiểm tra
B3: Xây dựng và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra
B4: Gửi quyết định thanh tra, kiểm tra xuống doanh nghiệp
Sau khi người có thẩm quyền ký quyết định thanh tra, kiểm tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ đạo việc gửi quyết định thanh tra, kiểm tra kèm theo đề cương thanh tra, kiểm tra tới đối tượng được thanh tra trước khi thanh tra ít nhất 05 ngày làm việc để đối tượng thanh tra chuẩn bị theo nội dung trong đề cương (trừ trường hợp thanh tra đột xuất).
Đề cương nội dung thanh tra - kiểm tra bhxh để doanh nghiệp cần chuẩn bị như sau:
B5: Tiến hành thanh - kiểm tra
1. Công bố quyết định thanh tra, kiểm tra
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra, kiểm tracung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu
3. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu
4. Lập và thông qua biên bản
B6: Kết thúc cuộc thanh - kiểm tra
1. Lập báo cáo kết quả thanh tra - kiểm tra: đoàn thanh tra, kiểm tra lập báo cáo gửi người ra quyết định thanh, kiểm tra.
2. Ra kết luận về thanh kiểm tra
Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày người ra quyết định thanh tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc thanh tra, Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận thanh tra để người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
* Kết luận thanh tra - kiểm tra phải có các nội dung sau đây:
+ Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra theo nội dung thanh tra;
+ Kết quả thanh tra về các nội dung thanh tra;
+ Kết luận về nội dung thanh tra;
+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Biện pháp xử lý theo thẩm quyền kể cả việc thu hồi tiền và kiến nghị biện pháp xử lý;
+ Đề xuất điều chỉnh sửa đổi chế độ chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn (nếu có).
3. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, kiểm tra
a. Quyền của đối tượng thanh tra, kiểm tra:
- Giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên trong quá trình thanh tra, kiểm tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.
b. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, kiểm tra:
- Thực hiện quyết định thanh tra, kiểm tra và báo cáo bằng văn bản theo đề cương thanh tra, kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung thanh tra, kiểm tra;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu đã cung cấp;
- Thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Theo điều 16 của QĐ 1518/QĐ-BHXH
Qua những nội dung nêu trên thì có thể rút ra kinh nghiệm khi có thanh - kiểm tra bhxh là:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của luật bhxh
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, số liệu giải trình theo đề cương đã được gửi xuống doanh nghiệp trước đó
- Thái độ hợp tác với đoàn thanh, kiểm tra trong quá trình thanh, kiểm tra.
Xem thêm: Việc cần làm, hồ sơ cần chuẩn bị khi thanh kiểm tra bhxh