Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021 bao gồm BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn được quy định tại Luật BHXH số: 58/2014/QH13, NĐ 58/2020/NĐ-CP, luật Việc làm 2013 và Quyết định 595/QĐ-BHXH...
1. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2021 như sau
Đối tượng đóng |
Tỉ lệ trích từng khoản |
Tổng |
Bảo hiểm xã hội |
BHYT |
BHTN |
Hưu trí + Tử tuất |
Ốm đau + Thai sản |
Tai nạn LĐ |
Người lao động |
8% |
0% |
0% |
1,5% |
1% |
10,5% |
Người sử dụng lao động |
14% |
3% |
0,5% |
3% |
1% |
21,5% |
Tổng từng quỹ |
22% |
3% |
0,5% |
4,5% |
2% |
|
Tông cộng |
32% |
Bảng tỉ lệ trích các khoản bảo hiểm xã hội năm 2021
Cụ thể:
- Người lao động đóng: 10,5%
- Doanh nghiệp đóng: 21,5%
- Tổng mức phải đóng: 32%
- Ngoài ra doanh nghiệp còn phải đóng thêm 2% tiền kinh phí công đoàn.
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021
Nguyên tắc: Mức lương dùng để đóng BHXH, BHYT, BHTN là lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Như vậy mức lương dùng để tính đóng bảo hiểm xác hội gần như là mức lương thực nhận của người lao động.
Khi xây dựng mức lương đóng BHXH năm 2021 bạn còn phải quan tâm tới:
1. Lương dùng để tính đóng BXHH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
2. Đối với lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề trở nên thì lương tối thiểu bằng mức mương tối thiểu vùng nhân thêm với 7%
3. Với người lao động làm việc trong môi trường độc hại thì lương tối thiểu bằng mức mương tối thiểu vùng nhân thêm với 5%
Khi đó mức lương tối thiểu dùng để đóng BHXH đối với lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề trở nên: Dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học... như sau:
Đơn vị tính: Đồng
Mức lương tối thiểu vùng
năm 2021 |
Mức lương đóng BHXH
(Nhân thêm 7%) |
Mức đóng bảo hiểm xã hội |
Người lao động đóng
(10,5%) |
Doanh nghiệp đóng
(21,5%) |
4.420.000đ (vùng 1) |
4.729.400 |
496.587 |
1.016.821 |
3.920.000đ (vùng 2) |
4.194.400 |
440.412 |
901.796 |
3.430.000đ (vùng 3) |
3.670.100 |
385.361 |
789.072 |
3.070.000đ (vùng 4) |
3.284.900 |
344.915 |
706.254 |
Cụ thể đã được Kế toán Thiên Ưng tổng hợp trong bảng sau:
Ví dụ 1:
Chị Phùng Thị Vân là nhân viên kế toán tại Trung tâm kế toán Thiên Ưng với lương cơ bản là 5.600.000đ/tháng, phụ cấp chuyên cần: 600.000đ/tháng. Vậy tổng lương là 6.200.000đ/tháng
=> Số tiền chị Phùng Thị Vân hàng tháng phải đóng bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm xã hội: 6.200.000 x 8% = 496.000đ
Bảo hiểm y tế: 6.200.000 x 1,5% = 93.000đ
Bảo hiểm thất nghiệp: 6.200.000 x 1% = 62.000đ
Tổng số tiền đóng BHXH: 651.000đ
Tiền BHXH doanh nghiệp phải đóng: 6.200.000đ x 21,5% = 1.333.000đ
=> Số tiền hàng tháng chị Phùng Thị Vân nhận về sau khi đã trừ tiền đóng BHXH: 6.200.000 - 651.000 = 5.549.000đ
Ví dụ 2:
Anh Dương Văn Nam là nhân viên văn phòng trong một công ty với lương như sau:
+ Lương cơ bản: 5.500.000đ
+ Phụ cấp trách nhiệm công việc: 1.000.000đ
+ Phụ cấp ăn trưa: 700.000đ
+ Phụ cấp xăng xe đi lại: 500.000đ
+ Phụ cấp điện thoại: 300.000đ
+ Tiền hỗ trợ nhà ở: 500.000đ
Tổng cộng: 8.500.000đ
=> Tính số tiền đóng bhxh của a Nam.
Hướng dẫn
Tiền lương tính đóng bhxh của a Nam: 5.500.000 + 1.000.000 = 6.500.000đ
(Các khoản phụ cấp còn lại không bị tính đóng bhxh)
=> Số tiền bảo hiểm phải đóng: 6.500.000 x 10,5% = 682.500đ
=> Lương thực nhận: 8.500.000 - 682.500 = 7.817.500đ
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 đối với công chức, viên chức
Đối với công chức, viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, hưởng lương ngân sách thì mức lương được căn cứ theo mức lương tối thiểu chung và hệ số lương theo bằng cấp, hệ số thâm niên...
Mức lương tối thiểu chung năm 2021 là 1.490.000đ/tháng (áp dụng từ 1/7/2019. Dự kiến từ 1/7/2022 mức lương tối thiểu chung sẽ được tăng lên thành 1.600.000đ)
Tỉ lệ trích các khoản bảo hiểm: tương tự đối với khối doanh nghiệp
Khi đó số tiền đóng BHXH như sau:
Viên chức |
Hệ số |
Mức lương tháng tối thiểu
(Lương tối thiểu x hệ số) |
Mức đóng bảo hiểm xã hội |
Viên chức
(10,5%) |
Đơn vị, cơ quan
(21,5%) |
Đại học |
2,34 |
3.744.000 |
393.120 |
804.960 |
Cao đẳng |
2,1 |
3.360.000 |
352.800 |
722.400 |
Trung cấp |
1,86 |
2.976.000 |
312.480 |
639.840 |
Lưu ý: Bảng tính đóng BHXH ở trên là áp đụng đối với Viên chức, đối với Công chức thì cũng được áp dụng cách tính tương tự, tuy nhiên phần tỉ lệ % đóng đối với Công chức chỉ là 9,5%, do công chức không phải đóng 1% tiền quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ 3: Chị Nguyễn Thị Luyến là Viên chức nhà nước, chị là giáo viên cấp 2.
Chị là giáo viên tốt nghiệp cao đẳng mới ra trường, lương tính theo hệ số lương của nhà nước.
Hàng tháng nhà trường phụ cấp thêm 500.000đ cộng vào lương.
=> Số tiền đóng BHXH hàng tháng của chị Luyến được tính như sau:
Mức lương tính đóng BHXH: 1.600.000 x 2,1 + 500.000 = 3.860.000đ
Tiền đóng BHXH hàng tháng: 3.860.000 x 10,5% = 405.300đ
=> Lương thực nhận: 3.860.000 - 405.300 = 3.454.700đ
Ví dụ 4:
Anh Phạm Trần Tiến là công chức đang công tác tại đài truyền hình Hà Nội.
Hệ số thâm niên: 1,2
Hệ số trách nhiệm: 1,05
=> Mức lương của anh Phạm Trần Tiến: = 1.600.000 x 2,34 x 1,2 x 1,05 = 4.717.440đ
Số tiền trích đóng BHXH: = 4.717.440 x 9,5% = 448.156đ
=> Tiền lương tháng sau khi đã đóng BHXH: = 4.717.440 - 448.156 = 4.269.284đ
3. Phân bổ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021
Theo điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (thay thế QĐ 959/2015/QĐ-BHXH)
"Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động."
Như vậy trong năm 2021 mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà người lao động được nhận bao gồm:
+ Phụ cấp về Điều kiện lao động
+ Phụ cấp về Tính chất phức tạp của công việc
+ Phụ cấp về Điều kiện sinh hoạt
+ Phụ cấp về Mức độ thu hút lao động
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như: phụ cấp ăn ca, xăng xe, điện thoại, nhà ở, ốm đau...
4. Các đối tượng phải đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc
Điều 4 của Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn
- HĐLĐ xác định thời hạn
- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
5. Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa
- Mức lương tối đa dùng để đóng BHXH bắt buộc, BHYT: bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung.
- Mức lương tối đa dùng để đóng BHTN: bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng
Điều 89 luật BHXH 2014
6. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người lao động đóng toàn bộ với mức 22% từ tiền lương, tiền công tháng (mức thu nhập).
Mức thu nhập tháng dùng để đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 10 của Quyết định 595/QĐ-BHXH
Trên đây là toàn bộ quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 mà Kế toán Thiên Ưng gửi tới các bạn. Quy định về tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp cần được thể hiện chặt chẽ trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.
Chi tiết: Mẫu quy chế lương 2021 -Tiền lương, thưởng, Phụ cấp