Tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) là công việc hàng tháng, hàng quý của kế toán trong doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà trong kỳ có phát sinh các loại nghiệp vụ kế toán khác nhau.
Trong mẫu bài tập tính thuế giá trị gia tăng dưới đây mà Kế toán Thiên Ưng muốn gửi tới các bạn là bài tập có tính chất tổng hợp, bao gồm nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ để các bạn có thể nắm được đầy đủ các nghiệp vụ và áp dụng vào doanh nghiệp mình.
Trước khi làm bài tập thì các bạn cần tự xem lại Cách tính thuế giá trị gia tăng đi đã nhé để nắm rõ được nguyên tắc và công thức tính.
Bài tập tính thuế GTGT cho các bạn tham khảo
Các bạn hãy tự lấy giấy bút ra và làm đi nhé sau đó đối chiếu với kết quả ở cuối bài
Còn dưới đây là đáp án của bài tập tính thuế TNCN mà hôm trước Thiên Ưng đã gửi tới các bạn.
Trước bắt tay vào giải các bạn cần lưu ý:
- Năm tính thuế đầu tiên là năm dương lịch đầu tiên nếu từ ngày đầu tiên đến Việt Nam tính đến 31/12 cư trú đủ từ 183 ngày trở lên.
- Nếu số ngày cư trú kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam tính đến 31/12, cư trú dưới 183 ngày thì năm tính thuế đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.
- Năm tính thuế thứ 2 là năm dương lịch thứ 2 đến Việt Nam.
Điểm mới thông tư 119/2014/TT-BTC:
a) Nếu cá nhân cư trú trong năm đầu tiên đến Việt Nam thì quyết toán thuế từ tháng đầu tiên đến Việt Nam đến hết năm (Quốc gia có ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần).
b) Nếu cá nhân không cư trú trong năm đầu tiên đến Việt Nam, thì được tính từ tháng đầu tiên đến tháng rời khỏi Việt Nam.
Ví dụ: Cá nhân A đến Việt Nam từ tháng 05/2014, đến hết năm 2014 ở tại Việt Nam trên 183 ngày thì quyết toán thuế TNCN toàn cầu từ tháng 05/2014 đến hết năm 2014(Trước đây là quyết toán thuế TNCN toàn cầu nguyên năm 2014).
Trường hợp năm 2014 dưới 183 ngày thì tính đến 12 tháng liên tục hoặc tháng rời khỏi Việt Nam. ví dụ, Tháng 02/2015 cá nhân A về nước, trong khoản thời gian từ 05/2014 đến tháng 02/2015 cá nhân này cư trú tại Việt Nam trên 183 ngày thì quyết toán thuế TNCN toàn cầu từ tháng 05/2014 đến 02/2015 (10 tháng)
Tổng số 183 ngày được tính như sau:
- Tính theo năm dương lịch (từ 1/1 đến 31/12), cộng tất cả số ngày có mặt của những lần đến và đi.
- Tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.
- Ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày cư trú.
- Nếu ngày đến và ngày đi cùng ngày, tính 1 ngày cư trú.
- Căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên Hộ chiếu.
Giải bài tập tính thuế TNCN như sau:
Thời gian làm việc Số ngày ở VN
Năm 2010
01/05/2010 đến 15/06/2010 45
30/6/2010 đến 15/08/2010 46
01/10/2010 đến 20/12/2010 80
Cộng 171
Năm 2011
01/02/2011 đến 01/04/2011 59
Cộng 12 tháng liên tục 230
- Số ngày cư trú tại Việt Nam năm 2010: 171
--> Bà Linda không phải là cá nhân cư trú trong năm tính thuế 2010.
--> Kỳ tính thuế đầu tiên được tính theo 12 tháng liên tục.
Số ngày cư trú trong năm 2011, tính đến ngày 01/04/2011 kết thúc công việc và rời khỏi Việt Nam. 59
--> Số ngày cư trú tính đến lúc rời khỏi Việt Nam: 230
--> Đây là cá nhân cư trú trong kỳ tính thuế đầu tiên.
Thu nhập phát sinh trong 11 tháng làm việc tại Việt Nam:
=15.000*20.000x11 3.300.000.000
Giảm trừ bản thân:
=11*9.000.000 99.000.000
--> Thu nhập tính thuế: 3.201.000.000
--> Thu nhập bình quân tháng: 291.000.000
Thuế TNCN phải đóng 1 tháng: 92.000.000
- Bậc 1: 250.000
- Bậc 2: 500.000
- Bậc 3: 1.200.000
- Bậc 4: 2.800.000
- Bậc 5: 5.000.000
- Bậc 6: 8.400.000
- Bậc 7: 73.850.000
--> Thuế TNCN phải đóng ở kỳ tính thuế đầu tiên: 1.012.000.000
- Số thuế TNCN đã đóng ở Mỹ: 220.000.000
--> Số thuế TNCN còn phải đóng ở Việt Nam: 792.000.000
Đáp án của bài tập tính thuế GTGT này các bạn xem ở đây:
Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn làm tốt. Trong quá trình làm bài có vướng mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi.
Nếu kiến thức về Thuế của bạn bị hổng quá nhiều thì có thể tìm hiểu về 1 lớp học kế toán thuế thực hành ngắn hạn tại Thiên Ưng để được học những kiến thức cần thiết.