Hiện nay việc tính thuế thu nhập cá nhân và các vấn đề liên quan đang được hướng dẫn tại các văn bản như: TT 111/2013/TT-BTC, TT 92/2015/TT-BTC, TT 26/2016/TT-BLĐTBXH và nhiều văn bản, công văn khác.
Việc tính thuế TNCN năm 2019 khá phức tạp, được chia ra làm nhiều trường hợp, nhiều loại khác nhau, sau đây Kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách tính trong từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Tính thuế thu nhập cá nhân với lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên
Trường hợp người lao động ký HĐLĐ >= 3 tháng thì việc tính thuế TNCN sẽ tính theo Biểu lũy tiến từng phần
Công thức tính:
Số thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất thuế TNCN |
a. Xác định thu nhập tính thuế TNCN
Công thức:
Thu nhập tính thuế TNCN |
= |
Thu nhập chịu thuế TNCN |
- |
Các khoản giảm trừ |
Và
Thu nhập chịu thuế TNCN |
= |
Tổng thu nhập trong tháng |
- |
Các khoản thu nhập không bị tính thuế TNCN |
Chúng ta cùng đi xác định từng khoản, từng mục như sau:
* Tổng thu nhập trong tháng: là tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp bạn nhận được trong tháng (chưa bị trừ đi bất kỳ khoản nào).
* Các khoản thu nhập không bị tính thuế TNCN năm 2019 bao gồm:
+ Tiền ăn: Tối đa 730.000đ/tháng (theo TT 26/2016/TT-BLĐTBXH)
+ Tiền trang phục: Tối đa 5.000.000đ/năm
+ Tiền điện thoại: Theo quy chế công ty
+ Tiền công tác phí: theo chứng từ thực tế hoặc phí khoán
+ Tiền làm thêm giờ với số tiền được trả cao hơn so với giờ làm việc bình thường
+ Tiền phụ cấp nhà ở với số tiền vượt quá 15% thu nhập chịu thuế.
Chi tiết cụ thể về các khoản này bạn có thể xem thêm ở đây: Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

* Các khoản giảm trừ:
Năm 2019 mức giảm trừ không thay đổi so với năm 2018 cụ thể:
+ Giảm trừ bản thân: 9.000.000đ/tháng
+ Giảm trừ người phụ thuộc: 3.600.000đ/người/tháng
b. Thuế suất thuế TNCN (bậc thuế TNCN)
Được lấy theo biểu lũy tiến từng phần như sau
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
Cách 1 |
Cách 2 |
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT - 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT - 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT - 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT - 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30 % TNTT - 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT - 9,85 trđ |
Để hiểu hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân chúng ta cùng làm các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Chị Phạm Thị Thùy Dung có ký HĐLĐ tại Công ty kế toán Thiên Ưng với thời hạn từ 10/2018 - 9/2020. Tháng 3/2019 Công ty Thiên Ưng có trả lương cho chị Dung như sau:
+ Lương chính: 12.000.000đ
+ Phụ cấp ăn trưa: 1.000.000đ
+ Phụ cấp điện thoại: 500.000đ
+ Phụ cấp xăng xe đi làm: 500.000đ
=> Tổng thu nhập tháng 3/2019: 14.000.000đ
Tiền đóng BHXH trừ vào lương: 1.260.000đ
Chị Dung đăng ký giảm trừ tại công ty Thiên Ưng và không có người phụ thuộc.
=> Tính số tiền thuế TNCN chị Dung phải nộp trong tháng 3/2019.
Lời giải
- Thu nhập chịu thuế:
= 14.000.000 - 730.000(tiền ăn) - 500.000(tiền điện thoại) - 1.260.000(tiền đóng BHXH) = 11.510.000đ
- Thu nhập tính thuế:
= 11.510.000 - 9.000.000(giảm trừ bản thân) = 2.510.000đ
Thu nhập tính thuế là 2.510.000đ thuộc bậc 1 trong biểu lũy tiến từng phần ở trên.
=> Số tiền thuế TNCN chị Dung phải nộp:
= 2.510.000 x 5% = 125.500đ
=> Qua ví dụ trên chúng ta cần phải nhớ:
+ Tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca là 1trđ nhưng chỉ được miễn thuế với số tiền tối đa là 730.000đ
+ Tiền điện thoại sẽ được miễn thuế TNCN
+ Tiền phụ cấp xăng xe đi làm hàng ngày sẽ bị tính thuế TNCN
Ví dụ 2: Anh Dương Thanh Long là nhân viên ký HĐLĐ dài hạn tại Kế toán Thiên Ưng. Tiền lương tháng 5/2019 của anh Long như sau:
+ Lương chính: 15.000.000đ
Bạn có thể tham khảo thêm 1 mẫu bảng thanh toán tiền lương đầy đủ và chi tiết TẠI ĐÂY |
+ Phụ cấp trách nhiệm: 3.000.000đ
+ Phụ cấp ăn trưa: 1.000.000đ
+ Phụ cấp điện thoại: 600.000đ
+ Phụ cấp xăng xe đi làm: 800.000đ
=> Tổng thu nhập tháng 5/2019: 20.400.000đ
Anh Dương có đăng ký 3 người phụ thuộc bao gồm: 1 con gái và bốmẹ đẻ.
Tính tiền thuế TNCN anh Dương phải đóng trong tháng 5/2019
Lời giải
- Thu nhập chịu thuế của anh Dương là:
= 20.400.000 - 730.000 - 600.000 = 19.070.000đ
- Các khoản giảm trừ là:
+ Giảm trừ bản thân: 9.000.000
+ Giảm trừ người phụ thuộc: 3.600.000 x 3 = 10.800.000đ
+ Tổng các khoản giảm trừ: = 19.800.000đ
=> Thu nhập tính thuế = 19.070.000 - 19.800.000 = - 100.000đ
=> Anh Dương Không phải nộp thuế TNCN tháng 5/2019
-> Qua ví dụ 2 các bạn biết được: Thu nhập tới 20tr/tháng nhưng nếu đăng ký nhiều người phụ thuộc thì sẽ vẫn không bị tính thuế TNCN.
Ví dụ 3: Chị Nguyễn Thị Thùy Chi là nhân viên kế toán tại Công ty CP kiểm toán DHG. Thu nhập của chị Thùy Chi trong tháng 6/2019 gồm:
+ Lương theo hợp đồng: 7.000.000đ
+ Tiền làm thêm dịch vụ kế toán: 16.000.000đ
=> Tổng thu nhập: 23.000.000đ
Chị Chi đăng ký em gái là người phụ thuộc.
Tính tiền thuế TNCN của chị Thùy Chi
Lời giải
- Do công ty không có các khoản phụ cấp, hỗ trợ nên thu nhập chịu thuế của chị Chi là: 23.000.000đ
- Các khoản giảm trừ: 9.000.000 + 3.600.000 = 12.600.000đ
=> Thu nhập để tính thuế TNCN: 23.000.000 - 12.600.000 = 10.400.000đ
Đối chiếu với biểu thuế suất thuế TNCN ở trên ta thấy thu nhập tính thuế TNCN của chị Chi thuộc bậc 3
=> Số tiền thuế TNCN chị Chi phải nộp:
= 750.000 + (10.400.000 - 10.000.000) x 15% = 810.000đ
Hoặc có thể tính theo công thức ở cách 2:
Tiền thuế TNCN phải nộp = 15% x 10.400.000 - 750.000 = 810.000đ
2. Tính thuế thu nhập cá nhân với lao động thời vụ, thử việc
Với những lao động thời vụ, lao động ký hợp đồng thử việc (hợp đồng dưới 3 tháng) hoặc không ký HĐLĐ thì thuế TNCN được tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Tổng thu nhập |
x |
10% |
Lưu ý: Tổng thu nhập từ 2.000.000đ trở nên mới bị tính thuế TNCN
Thu nhập bao gồm cả tiền ăn, tiền xăng xe, điện thoại...
Ví dụ 4: Anh Nguyễn Công Hoan ký hợp đồng lao động thử việc tại Công ty kế toán Thiên Ưng với thời hạn 1 tháng và có mức lương như sau:
- Lương thử việc: 5.000.000đ
- Phụ cấp ăn trưa: 600.000đ
- Phụ cấp đi lại: 300.000đ
Tính tiền thuế thu nhập cá nhân anh Hoan phải nộp
Lời giải
- Tổng thu nhập của anh Hoan để tính thuế:
= 5.000.000 + 600.000 + 300.000 = 5.900.000đ
Tiền thuế TNCN phải nộp:
= 5.900.000 x 10% = 590.000đ
Chú ý: Để không bị khấu trừ thuế TNCN thì những lao động này có thể làm cam kết 02/CK-TNCN với điều kiện:
+ Đã có MST thu nhập cá nhân
+ Chỉ có thu nhập duy nhất tại 1 nơi
+ Có tổng thu nhập trong năm ước tính chưa đến mức phải đóng thuế TNCN (thu nhập dưới 108tr)
3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân với lao động nước ngoài
- Với những lao động là người nước ngoài là những cá nhân không cư trú thì thuế TNCN được tính như sau:
Tiền thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập x 20%
- Nếu lao động là người nước ngoài nhưng được xác định là cá nhân cư trú (lưu trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên) thì việc tính thuế TNCN được xác định như tính với người Việt Nam: tính như mục 1 và mục 2 ở trên.
Ví dụ 5: Trung tâm anh ngữ E&C có thuê chuyên gia nước ngoài về Việt Nam đào tạo giáo viên trong 1 tháng với thu nhập là 30.000.000đ
=> Tiền thuế TNCN chuyên gia phải nộp: = 30tr x 20% = 6trđ
4. Tính thuế TNCN với lao động làm việc tại nhiều nơi khác nhau
Trường hợp người lao động làm việc tại nhiều nơi, có nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì việc tính thuế TNCN tương đối phức tạp. Chi tiết về cách tính bạn đọc ở đây: Cách tính thuế TNCN với lao động làm việc nhiều nơi
5. Những lưu ý khi tính thuế thu nhập cá nhân
- Thời điểm tính thuế TNCN: là thời điểm phát sinh chi trả thu nhập
Ví dụ: tiền lương tháng 12/2018 được chi trả vào tháng 1/2019 thì tiền thuế TNCN được xác định là của tháng 1/2019
Tiền thưởng tết âm lịch năm 2019 được trả vào tháng 2/2019 => tiền thuế TNCN được tính là của tháng 2/2019.
- Các hướng dẫn ở trên là hướng dẫn cho việc tính thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Với các khoản thu nhập khác như: từ sổ số, tiền bản quyền, tiền chuyển nhượng vốn, tiền bán, cho thuê tài sản... thì bạn có thể tham khảo thêm cách tính được hướng dẫn tại TT 111/2013/TT-BTC.
- Việc tính thuế TNCN hàng tháng bạn nên lập trên file Excel như bảng dưới đây

Chi tiết mẫu và cách làm bạn xem ở đây: Mẫu bảng tính thuế thu nhập cá nhân trên Excel
Lưu ý: Bộ tài chính đang soạn thảo đề án thay đổi cách tính thuế TNCN trong năm 2018 - 2019 theo hướng tăng thu ngân sách - tức người lao động sẽ phải nộp tiền thuế TNCN nhiều hơn.
Cụ thể: Bậc thuế TNCN sẽ được thay đổi như sau:
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
4 |
Trên 40 triệu đến 80 (trđ) |
30% |
2 |
Trên 5 triệu đến 10 (trđ) |
10% |
5 |
Trên 80trđ |
35% |
3 |
Trên 10 triệu đến 40 (trđ) |
20% |
|
|
|
Với việc điều chỉnh này thì tổng thu ngân sách ước tính sẽ tăng khoảng 500 tỷ đồng/năm.
Khi nào có văn bản chính thức chúng tôi sẽ gủi tới các bạn kịp thời.