Hàng tháng hoặc quý doanh nghiệp phải tính và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng. Vậy cách tính thuế GTGT như nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Theo luật thuế mới nhất năm 2022 thì hiện nay hiện có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Sau đây Công ty kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các bạn cách tính theo cả 2 phương pháp này.
1. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
* Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào:
Thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Doanh thu |
x |
Tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu |
Trong đó:
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Ví dụ 1: Công ty cổ phần DHG có cung cấp dịch vụ lắp đặt điều hòa.
Tháng 2/2022 công ty có doanh thu là 200.000.000đ
=> Tiền thuế GTGT công ty phải nộp: 200.000.000 x 5% 10.000.000đ
* Đối với hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định.
Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra |
x |
Thuế suất |
Trong đó:
GTGT của hàng hóa dịch vụ |
= |
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra |
- |
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào |
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Ví dụ 2: Doanh thu từ việc bán bàn ghế của công ty Hòa Phát trong tháng 03/2022 là 160.000.000đ.
Trong đó chi phí để mua gỗ là: 80.000.000đ
Chi phí cho vật liệu phụ và dịch vụ mua ngoài khác là 10.000.000đ
Thuế suất thuế GTGT là 10%.
=> Tiền thuế GTGT Hòa Phát phải nộp trong tháng 03/2022 được xác định như sau:
+ GTGT của hoàng hóa, dịch vụ = 160.000.000 - (80.000.000 + 10.000.000) = 70.000.000đ
+ Tiền thuế GTGT phải nộp = 70.000.000 x 10% = 7.000.000đ
2. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Trước đây việc đăng ký tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp nhỏ là tương đối khó khăn.
Cụ thể: Các doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu năm trước liền kề dưới 1 tỷ mà muốn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGT để được xem xét.
Tuy nhiên từ ngày 01/11/2017 khi thông tư 93/2017/TT-BTC có hiệu lực thì việc này đã được xóa bỏ => doanh nghiệp muốn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chỉ cần nộp hồ sơ thuế ở kỳ kê khai đầu tiên theo phương pháp khấu trừ là được.
=> Trong năm 2022 hầu hết các doanh nghiệp sẽ áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
=> Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chi tiết nhất để các bạn có thể hiểu và tính đúng được số tiền thuế gtgt phải nộp.
Công thức tính thuế GTGT theo PP khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp |
= |
Thuế GTGT đầu ra |
- |
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
Trong đó:
* Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: là tổng số tiền thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được ghi trên hóa đơn GTGT mà những hóa đơn này đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT.
Ví dụ 3: Công ty kế toán Thiên Ưng mua Laptop Asus K55A về để phục việc dạy học kế toán thực hành với tổng giá trị thanh toán là 19.800.000đ. Trong đó giá chưa thuế là 18.000.000đ, tiền thuế GTGT = 10% x 18.000.000 = 1.800.000đ
=> Tiền thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp này là 1.800.000đ.
- Có những mặt hàng, dịch mà thuộc loại đặc thù nên giá ghi là giá thanh toán đã bao gồm VAT (tức không ghi rõ gia trị tiền hàng và tiền thuế GTGT mà chỉ có tổng tiền thanh toán) thì kế toán cần xác định tiền thuế GTGT qua công thức
Giá thanh toán
Giá trị trước thuế = ------------------------
1 + thuế suất thuế GTGT |
Tiền thuế GTGT |
= |
Giá trước thuế |
x |
Thuế suất thuế GTGT |
Ví dụ 4: Trong tháng 5/2022 Kế toán Thiên Ưng có phát sinh 1 chứng từ là vé xe khách tuyến Hà Nội - Sài Gòn có mệnh giá là 1.100.000đ (giá vé đã bao gồm VAT).
Tem, vé... là loại hóa đơn được khấu trừ thuế GTGT
=> Kế toán cần xác định tiền thuế như sau:
Giá trước thuế = 1.100.000 / (1 + 10%) = 1.000.000đ
(dịch vụ vận tải hành khách chịu thuế GTGT là 10%)
Tiền thuế GTGT = 1.000.000 x 10% = 100.000đ
Hoặc tính = 1.100.000 - 1.000.000 = 100.000đ
* Thuế giá trị gia tăng đầu ra: là tổng số thuế gtgt của hàng hóa, dịch vụ bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
+ Trường hợp là hóa đơn, chứng từ đặc thù mà chỉ có giá thanh toán (đã bao gồm VAT) thì kế toán cần xác định tiền thuế GTGT theo hướng dẫn ở trên.
+ Nếu hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán mà không phải là loại hóa đơn đặc thù thì thuế GTGT của của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá trị thanh toán.
Ví dụ 5: Công ty kế toán Thiên Ưng có xuất hóa đơn về dịch vụ kế toán thuế trong tháng 6/2022 với giá trị như sau:
- Giá trị trước thuế: 20.000.000đ
- Tiền thuế GTGT: 20.000.000 x 10% = 2.000.000đ
- Tổng giá trị của dịch vụ: 22.000.000đ
=> Tiền thuế GTGT đầu ra để tính thuế là 2.000.000đ
Ví dụ hướng dẫn về cách tính thuế giá trị gia tăng cụ thể trong quý
Giả sử trong quý II/2022 Kế toán Thiên Ưng có phát sinh các nghiệp vụ như sau:
+ Ngày 20/4/2022 mua tivi phục vụ cho lớp học với giá chưa thuế là 16.000.000đ, tiền thuế là 10%.
+ Ngày 5/5/2022 mua bàn ghế phục vụ lớp học với giá chưa thuế là 22.000.000đ, tiền thuế là 10%
(mua hàng được thanh toán qua chuyển khoản)
+ Ngày 6/6/2022 xuất hóa đơn dịch vụ kế toán trọn gói với giá chưa thuế là 48.000.000đ, tiền thuế là 10%
+ ngày 26/6/2022 xuất hóa đơn dịch vụ kế toán thuế trọn gói là 8.000.000đ, tiền thuế 10%.
=> Tính tiền thuế GTGT kế toán Thiên Ưng phải nộp trong quý II/2022.
Lời giải
- Tiền thuế GTGT đầu vào là: (16.000.000 + 22.000.000) x 10% = 4.800.000đ
- Tiền thuế GTGT đầu ra là: (48.000.000 + 10.000.000) x 10% = 5.800.000đ
=> Số tiền thuế GTGT công ty Thiên Ưng phải nộp quý II/2019 là:
5.800.000 - 4.800.000 = 1.000.000đ
Ví dụ 6: Trong quý I/2022 Kế toán Thiên Ưng có các nghiệp vụ sau:
+ Ngày 7/1/2022 mua điều hòa Sony trị giá 120.000.000đ, tiền thuế 10%
+ Ngày 8/2/2022 xuất hóa đơn bán tài liệu trị giá 55.000.000đ, tiền thuế là 10%
=> Tính tiền thuế GTGT phải nộp trong quý I/2022
Lời giải:
- Tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong quý là: 120.000.000 x 10% = 12.000.000đ
- Tiền thuế GTGT đầu ra: 55.000.000 x 10% = 5.500.000đ
=> Thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 5.500.000 - 12.000.000 = - 6.500.000đ
Số tiền thuế GTGT phải nộp ra giá trị âm => trong quý công ty không phải nộp thuế GTGT. Số tiền thuế GTGT âm này sẽ được chuyển sang khấu trừ cho kỳ sau (quý II/2022).
Trên đây là việc diễn giải tính thuế GTGT để các bạn hiểu bản chất. Còn thực tế khi làm kế toán thì bạn sẽ thực hiện làm tờ khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK. Chi tiết bạn xem TẠI ĐÂY
Như vậy qua bài viết này kế toán Thiên Ưng đã giúp các bạn nắm được cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ.
Trong quá trình tính thuế nếu có vướng mắc các bạn có thể để lại thông tin ở cuối bài viết để được hướng dẫn.
Mời bạn tham khảo thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân