Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế
Học kế toán excel
Học phần mềm kế toán misa
Bảo Hiểm Xã Hội
Kế Toán Thiên Ưng
Chế độ hưu trí năm 2021 - Cách tính lương hưu hàng tháng
Chế độ hưu trí là chế độ mà người lao động tham gia BHXH được hưởng khi nghỉ hưu bao gồm chế độ hưởng lương hưu hàng tháng và chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Quy định về chế độ hưu trí mới nhất hiện nay nằm trong các văn bản:

- Luật BHXH 2014 ban hành ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ 1/1/2016, một số khoản có hiệu lực từ 1/1/2018
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP ban hành ngày 11/11/2015, có hiệu lực từ 1/1/2016
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 29/12/2015, hiệu lực từ 15/2/2016
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 có hiệu lực từ 1/6/2017 (hướng dẫn về hồ sơ)
- Các văn bản quy định về mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bhxh cho từng năm (hệ số trượt giá)
Và một số văn bản khác.
Cách tính lương hưu mới nhất
Để được hưởng chế độ hưu trí, được lương hưu hàng tháng thì bạn phải thỏa mãn các điều kiện để được hưởng. Nếu chưa biết mình có đủ điều kiện hay không thì bạn xem ở đây: Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng
Nếu bạn đủ các điều kiện để hưởng lương hưu thì mức hưởng được xác định như hướng dẫn dưới đây


1. Cách tính lương h​ưu hàng tháng

Công thức xác định số tiền lương hưu nhận được hàng tháng như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

a. Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng
* Với lao động nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021 trở đi

 - Với lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
 
- Với lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Bảng tỉ lệ cụ thể như sau:

Số năm đóng BHXH Mức lương hưu hằng tháng
(% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiêm xã hội)
Đối với lao động nam Đối với lao động nữ
15    45%
16   47%
 17   49%
18   51%
19 45% 53%
20 47% 55%
21 49% 57%
22 51% 59%
23 53% 61%
24 55% 63%
25 57% 65%
26 59% 67%
27 64% 69%
28 66% 71%
29 65% 73%
30 67% 75%
31 69% 75%
32 71% 75%
33 73% 75%
34 (trở đi) 75% 75%

Chú ý: Với lao động nam nghỉ hưu sau năm 2021 (từ 1/1/2022 trở đitỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm


Tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Theo luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 thì tuổi nghỉ hưu từ 1/1/2021 sẽ như sau:
- Với lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 3 tháng. Sau đó cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng
- Với lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 4 tháng. Sau đó cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 4 tháng
- Đến năm 2028 lao động nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi, đến năm 2035 lao động nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.

* Nếu nghỉ hưu trong thời gian từ 1/1/2016 đến 31/12/2017:
Tỷ lệ hưởng được tính 
bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
* Nếu nghỉ hưu từ 1/1/2018 - 31/12/2020 thì có mức hưởng như sau:
Đối với lao động nữ: hưởng 45% tương ứng với 15 năm đóng bhxh, 
sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Đối với lao động nam: tính bằng 45% tương ứng với 16 -17 - 18 năm đóng bhxh
=> Càng nghỉ hưu muộn chúng ta càng bị bất lợi khi tính lương hưu.

Như vậy chúng ta đã xác định xong tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

b. Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này:
a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:


Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng

b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng

c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
96 tháng

d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
120 tháng

đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180tháng) cuối trước khi nghỉ việc
180 tháng

e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240tháng) cuối trước khi nghỉ việc
240 tháng

g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: (làm việc tại công ty tư nhân)


Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.


TUY NHIÊN: Với những trường hợp đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được nhân với mức điều chỉnh lương (tạm gọi là hệ số trượt giá) để tính mức hưởng lương hưu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng


Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:
Mức điều chỉnh tiền lương đóng bhxh
Theo TT 35/2019/TT-BLĐTBXH hiệu lực từ 15/02/2020
 
3. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại mục 1 ở trên.

b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.


=> Tóm lại: Để tính được mức hưởng lương hưu hàng tháng chúng ta cần xác định được tỉ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng theo hướng dẫn tại mục a và xác định mức lương bình quân đã đóng BHXH theo hướng dẫn tại mục b.

2. Ví dụ về cách tính lương hưu hàng tháng

Ví dụ 1:
 
Bà Phùng Thị Vân có thời gian đóng BHXH như sau:
+ Từ 1/1996 - 12/2002 Công tác tại công ty TNHH Việt Tiến và đóng BHXH tại công ty với mức lương 2tr/tháng (7 năm ~ 84 tháng) (giả sử đã tính cả hệ số trượt giá rồi)
+ Từ 01/2003 - 12/2010 Công tác tại Công ty CP Hà Nguyên và đóng BHXH với mức lương 3tr/tháng (8 năm ~ 96 tháng) (giả sử đã tính cả hệ số trượt giá rồi)
+ Từ 01/2011 - 8/2012 bà nghỉ việc ở nhà và không tham gia BHXH.
+ Từ 9/2012 - 8/2017 bà công tác tại Công ty kế toán Thiên Ưng với mức lương tháng đóng BHXH là 4,2tr/tháng (5 năm ~ 60 tháng) 
(giả sử đã tính cả hệ số trượt giá rồi)
+ Tháng 9/2017 bà nghỉ việc và không đi làm ở đâu, không đóng BHXH.
+ Tháng 6/2018 và đủ 55 tuổi và bắt đầu được hưởng lương hưu hàng tháng.
Tính số lương hưu hàng tháng bà Phùng Thị Vân được nhận.



BÀI GIẢI
 
* Đầu tiên xác định tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng theo %
Bà Vân nghỉ hưu vào năm 2018đóng BHXH được 20 năm nên theo bảng trên bà Vân được hưởng mức
55%.
* Xác định mức lương bình quân tháng đóng BHXH.
Bà Vân thuộc trường hợp người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:


Tiền lương bình quân tháng đóng BHXH tính hưởng lương hưu:
= (2tr x 84 + 3tr x 96 + 4,2tr x 60) / 240 = 2.950.000đ

=> Tiền lương hưu hàng tháng bà Vân nhận được:
 = 2.950.000 x 55% = 1.622.500đ/tháng

Ví dụ 2:
Ông Trần Văn Toàn nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Toàn như sau:
- Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1996 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức lương đóng hàng tháng là 1tr/tháng.
- Từ tháng 01/1997 đến tháng 12/2006 (10 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định với mức đóng là 2tr/tháng trong 5 năm đầu và 2,5tr/tháng trong năm năm cuối. 
(giả sử đã tính cả hệ số trượt giá rồi)
- Từ tháng 06/2009 đến tháng 05/2018 (10 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định  với mức đóng là 3tr/tháng
Ông Toàn hưởng lương hưu từ tháng 06/2018.
Tính lương hưu hàng tháng ông Toàn nhận được?



BÀI GIẢI

* Xác định tỉ lệ % lương hưu ông Toàn được nhận:
Ông Toàn nghỉ hưu trong năm 2018 và có số năm đóng BHXH là 27 năm. Đối chiếu với bảng tỉ lệ ở trên => Tỉ lệ % lương hưu ông Toàn được nhận hàng tháng là
67%.

* Xác định tiền lương bình quân đóng BHXH
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 7 năm + 10 năm = 17 năm (204 tháng).
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Toàn được tính như sau:




Mbqtl


=
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tính từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2018)
------------------------------------------------------------------
60 tháng

= 3.000.000 x 60 / 60 = 3.000.000

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Toàn được tính là: 204 tháng x Mbqtl
= 3.000.000 x 204 = 612.000.000đ
- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định là:
2.000.000 x 60 + 2.500.000 x 60 = 270.000.000đ

=> Mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH để tính lương hưu là:
 = (612.000.000 + 270.000.000) / (204 + 120) =
2.722.222đ

=> Số tiền lương hưu hàng tháng ông Toàn nhận được là:
                   = 2.722.222 x 67% = 1.823.889đ/tháng

Ví dụ 3: Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2:
1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là:

(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng)
--------------------------------
= 7.295.600 đồng/tháng.
60 tháng

- Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:
1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng.

- Lương hưu hằng tháng của ông H là:
8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng.

Ví dụ 4: Ông P, nguyên là công chức Hải quan, có 27 năm được tính thâm niên nghề, tháng 4/2013 chuyển sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%;
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%;
- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2016 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên.
Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thấp hơn so với mức lương hưu tính theo số năm trước đó có hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính như sau:
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng x 1,24 = 212.188.800 đồng.
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 36 tháng x 1,27 = 344.911.680 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu của ông P là:
212.188.800 đồng + 344.911.680 đồng
-------------------------------
= 9.285.008 đồng/tháng.
60 tháng

- Lương hưu hằng tháng của ông P là:
9.285.008 đồng x 75% =
6.963.756 đồng/tháng.
(Nếu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thì mức lương hưu của ông P là 6.455.364 đồng/tháng).

3. Trợ cấp một lần kh​i nghỉ hưu

1. Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
 
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
 
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Long nghỉ hưu năm 2020 và có số năm đóng BHXH là 35 năm.
=> Khi nghỉ hưu ông Long sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần từ BHXH được tính như sau:
Giả sử tiền lương bình quân tháng đóng BHXH của ông Long là 4tr/tháng
=> Tiền trợ cấp 1 lần ông nhận được = 4.000.000 x 2 x 0,5 = 4.000.000đ
Ngoài tiền trợ cấp 1 lần này ông Long còn được nhận tiền lương hưu hàng tháng và được tính như các quy định ở trên.

 

4. Thời điểm hưởn​g lương hưu

1. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. 

Ví dụ 5: Ông A sinh ngày 01/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2016.

Ví dụ 6: Ông M sinh ngày 01/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông M đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.

2. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
 
Ví dụ 8: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.

3. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 16 của Thông tư này.

Ví dụ 9: Bà D, sinh ngày 10/5/1965, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23 năm. Ngày 05/7/2016, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm khả năng lao động 61%. Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động là ngày 01/8/2016.

4. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
 
Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.

5. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại khoản 7 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
 

Như vậy các bạn đã nắm rõ đư​ợc chế độ hưu trí mới nhất năm 2020 cũng như cách tính tiền lương hưu hàng tháng.

Tuy nhiên ngoài thực tế có rất nhiều trường xảy ra như: Đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH hay đóng đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng lại muốn nghỉ...

Trường hợp này bạn xem thêm ở đây: Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi - Cách tính mức hưởng


 
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG CHÚC CÁC BẠN ĐƯỢC HƯỞNG ĐẦU ĐỦ CHẾ ĐỘ LƯƠNG HƯU
(Có vướng mắc thì bạn có thể hỏi ở phía dưới chúng tôi sẽ giải đáp)
 
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 67 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quy định về thẻ bảo hiểm y tế theo luật BHXH mới nhất 2017
Những quy định, những điều cần biết về thẻ bảo hiểm y tế - BHXH theo luật mới nhất hiện nay. Các ký hiệu trên ...
Hồ sơ chốt sổ BHXH 2018 qua mạng mới nhất và thủ tục cần làm
Hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục chốt sổ BHXH 2018 qua mạng mới nhất hiện nay cho lao động nghỉ việc, dừng đóng BH...
Đóng BHXH bị gián đoạn, không liên tục - Chế độ thai sản, hưu trí
Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) không liên tục, Bị gián đoạn, Bị ngắt quãng vẫn được hưởng Chế độ thai s...
Tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN - Mẫu số 04/ĐK-IVAN
Mẫu tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN trong giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội: Mẫu số 04/ĐK-IVAN theo NĐ 1...
Tờ khai thay đổi thông tin đăng ký giao dịch điện tử trong BHXH
Mẫu Tờ khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm ...
Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH
Mẫu tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Mẫu số 01/ĐK-GD theo...
Hotline : Tư Vấn Khóa Học: Mr Thật 0989.233.284
02462.917.466 Giaidapketoan@gmail.com
Email:
Kế Toán Thiên Ưng
CS1: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
 
CS2: Định Công,­ Phương Liệt, Thanh Xuân,­ Hà Nội
 
CS3: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
 
CS4: Nguyễn Văn Linh, p. Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
 
CS5: Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội.
 
CS6: Đường CMT8, P.11, Quận 3, TP. HCM
 
CS7: Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
HOTLINE:
Mr Thật: 0989.233.284 - 02462.917.466
Email: Giaidapketoan@gmail.com
Website: Ketoantu.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com Protection Status












 
   

 
Giảm 20% học phí khóa học kế toán
Giảm 20% học phí khóa học kế toán
Kế toán Thiên Ưng - Thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại